Mới gặp Lê Kiều Khánh Linh lần đầu, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ rằng cô gái này đang là một tuyển thủ bóng rổ với chiều cao nổi trội. Nhưng trái với suy nghĩ đó, Linh lại là một kỳ thủ có hạng và hiện đang theo học chương trình cao học tại Đại học Myongji (Hàn Quốc).
Nuôi đam mê từ nhỏ
Lê Kiều Khánh Linh sinh năm 1994 tại Hà Nội, vừa qua Linh đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đạt loại A chuyên ngành Kinh tế Quốc tế và đạt danh hiệu sinh viên giỏi toàn khóa với số điểm trung bình 3.37 tại ĐH Ngoại thương Hà Nội. Vừa nhẹ nhàng đi từng nước cờ, Linh vừa kể về cái duyên gắn kết mình với môn cờ vây đầy trí tuệ này - “Em đến với cờ vây như một cái duyên bất ngờ vậy. Ngày còn nhỏ, do hay đọc truyện tranh và đặc biệt yêu thích bộ truyện Hikaru Kỳ thủ cờ vây, có lẽ em thích cờ vây là vì thế”.
Bị hớp hồn bởi những nước cờ, Linh đã xin phép cha mẹ cho phép được đi học cờ vây, thời điểm ấy Linh mới đang học lớp 5. Cha mẹ Linh cũng chiều lòng con gái khi nghĩ rằng đó đơn thuần chỉ là sở thích. Vậy là đều đặn mỗi tuần, Linh được bố đèo đi học cờ vây tại Câu lạc bộ Cờ vây Hà Nội. Kết thúc 3 tháng hè, cô học sinh trở lại với lịch sinh hoạt đi học hàng ngày.
“Em vẫn nhớ như in cảm giác lúc đầu được cầm trên tay những quân cờ mà trước đây mình chỉ thấy trong truyện. Cảm giác vui sướng khi được dạy đi những nước đầu tiên như thế nào”, Khánh Linh chia sẻ.
Ngày còn nhỏ, thay vì hiếu động như chúng bạn thì Linh lại lựa chọn môn thể thao có phần trầm hơn với các môn cờ. Trước khi đến với cờ vây, Linh vẫn thường được ông ngoại dạy cờ tướng.
Theo cô, cờ tướng thịnh hành ở Việt Nam chủ yếu dựa vào các dùng quân và bắt tướng của đối phương. Còn cờ vây thì lại mang tính xây dựng hơn, chủ yếu là sử dụng quân để chiếm diện tích đất trên bàn cờ. Cũng vì lẽ đó mà cờ vây được coi là một trong những môn trí tuệ nhất.
Sau khi kết thúc khóa học hè 3 tháng cờ vây, Linh đã có một thời gian dài tạm nói lời chia tay với bộ môn cờ vây do không có điều kiện để theo học tiếp. Mãi đến năm lớp 11, khi đã tự chủ động được phương tiện và thời gian đi lại thì Linh mới đăng ký để tiếp tục theo đuổi niềm đam mê từ ngày còn nhỏ.
Do đang trong thời gian nước rút để chuẩn bị cho năm học cuối cấp, Linh phải thu xếp thời gian để vừa cân bằng việc học, vừa có thể tiếp tục chơi cờ. “Em khá may mắn khi cha mẹ hoàn toàn không cấm đoán, miễn là việc chơi cờ không làm ảnh hưởng đến việc học là được”, Khánh Linh chia sẻ. Có được sự đồng ý của gia đình, Linh càng cố gắng giữ sức học để có thể tiếp tục được theo đuổi niềm đam mê.
“Khó khăn duy nhất của cờ vây đó là thời gian em học chơi thì không có nhiều cơ sở hay câu lạc bộ hướng dẫn, các tài liệu sách báo liên quan đến cờ vây cũng hiếm ở Việt Nam nên mình chỉ có thể học từ các anh chị đi trước hoặc tìm tài liệu viết bằng tiếng Anh trên mạng”, Linh cho biết thêm. Vừa nâng niu viên cờ trên tay, Linh vừa hồi tưởng lại khoảng thời gian đẹp đẽ bên những bàn cờ, những giây phút tỷ cờ với các tiền bối nghẹt thở nhưng không kém phần vui vẻ.
Hành trình đến với học bổng đặc biệt
Với việc thi đỗ vào ĐH Ngoại thương Hà Nội, Lê Kiều Khánh Linh lại càng có thêm điều kiện để có thể tiếp tục học nâng cao hơn khả năng cờ vây của bản thân. Vẫn giữ nguyên tắc từ nhỏ, không được để ảnh hưởng đến việc học, Linh càng được gia đình ủng hộ hơn. Giữ vững sức học trong suốt 4 năm đại học không phải là chuyện dễ dàng gì, đặc biệt là ở một ngôi trường đại học có tiếng như Ngoại thương.
Để làm được điều đó, Linh cũng phải cố gắng rất nhiều, cô tự đặt ra nguyên tắc cho bản thân là phải hoàn thành việc học trước khi muốn làm bất kỳ việc gì khác ngoài việc học, cờ vây cũng tương tự. “Nhiều lúc bài vở chưa xong nhưng thèm được chơi cờ, đi lung tung chụp ảnh lắm, nhưng nhớ đến thỏa thuận với cha mẹ khiến em lại cố “nhịn” để học cho bằng xong mới được đi”, Linh bộc bạch.
Với việc giữ vững được tinh thần học, vừa qua Linh đã tốt nghiệp tại trường ĐH Ngoại thương với khóa luận đạt loại A cùng danh hiệu sinh viên Giỏi toàn khóa. Ngay khi vừa tốt nghiệp, gia đình cũng đã có ý định hướng cho Linh một vài vị trí công việc phù hợp với chuyên ngành học.
Tuy nhiên, với bản tính tự lập và có phần quyết đoán, Linh muốn được tự thân vận động tìm kiếm cơ hội cho mình. Khoảng đầu năm 2016, Linh được một người bạn giới thiệu có một học bổng đào tạo Thạc sỹ về chuyên ngành Cờ vây học tại Hàn Quốc, Linh lập tức nắm lấy cơ hội, trực tiếp liên lạc với trường để xin học bổng.
“Lúc đó em có gửi E-mail sang cho cô giáo bên trường, nhưng mất khoảng 10 ngày không có hồi âm, những tưởng là trượt rồi. Trong lúc đang buồn ghê gớm thì lại nhận được hồi âm từ cô”. Giáo viên đề nghị Linh gửi sơ yếu lý lịch bản thân và một kế hoạch học tập nghiêm túc để nộp lên trường xem xét. Linh đã mất một thời gian khá dài để hoàn thành kế hoạch học tập và gửi sang trường.
Với nền tảng hơn 1 năm học tiếng Hàn Quốc cùng với hoạt động sôi nổi tại Câu lạc bộ Cờ vây Việt - Hàn, đi kèm với rất nhiều thành tích thi đấu, Kiều Khánh Linh đã được đồng ý cấp học bổng tại trường Đại học Myongji (Hàn Quốc) chuyên ngành Cờ vây học, đào tạo trình độ Thạc sỹ, học bổng trị giá 30.000 USD cho 4 kỳ học. Tính từ lúc liên lạc đến lúc nhận được học bổng, Linh đã mất tổng cộng 4 tháng ròng rã.
Nhận được tin đã trúng học bổng vào khoảng tháng 5-2016 khi Linh đang làm khóa luận tốt nghiệp. Vui mừng khôn siết khi cố gắng được đền đáp nhưng Linh vẫn gắng sức hoàn thành khóa luận với kết quả tốt.
Khi cô thông báo với gia đình về việc sẽ đi học cao hơn, xa hơn với cờ vây thì gia đình lại hoàn toàn ủng hộ cô. Mỗi năm trường Đại học Myongji cấp rất ít học bổng dành cho các sinh viên nước ngoài, tuy nhiên, trong lịch sử của trường Linh là nữ sinh người Việt Nam đầu tiên được nhận học bổng này.
Hi vọng về cờ vây Việt Nam
Trong suốt thời gian sống cùng cờ vây, Linh đã có bảng thành tích khá ấn tượng khi liên tiếp tham gia 3 giải quốc gia và một giải quốc tế về môn cờ vây. Tại giải cờ vây quốc gia năm 2013, Linh đã giành được vị trí thứ 9, tuy đây chưa phải là thứ hạng cao nhưng lại có dấu mốc quan trọng đối với cô.
Linh cho biết, hiện nay cờ vây tại Việt Nam vẫn đang có sự phát triển khá tốt khi ngày càng nhiều người yêu thích và theo học môn thể thao trí tuệ này. Tuy nhiên, sự phát triển vẫn chưa đồng đều khi tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Huế, Đà Nẵng…
Ngay tại Hà Nội hiện nay tuy nói là mạnh nhưng số câu lạc bộ cũng chưa thực sự nhiều, cờ vây chưa có sự phổ biến rộng rãi như cờ vua hay cờ tướng. Sự thiếu hụt tài liệu và thầy dạy có lẽ là một trong những nguyên nhân chính.
Bản thân Linh sau khi học cơ bản 3 năm thì bắt đầu đứng lớp dạy cấp bắt đầu cho các học viên mới, còn các lớp cao cấp hơn thì do các đàn anh đi trước dạy, thậm chí có cả giáo viên người Hàn Quốc dạy. Trước đó, Linh cùng các đàn anh cũng có những hoạt động cụ thể để phổ biến cờ vây như lớp cờ miễn phí hay các workshop giới thiệu…
Khi nhận được học bổng này, Kiều Khánh Linh tự ý thức được rằng mình sẽ tiếp cận với quốc gia phát triển nhất nhì về cờ vây, cô mong muốn góp chút sức cho công việc phổ biến cờ vây tại Việt Nam - “Cờ vây Việt Nam vẫn đang phát triển một cách tự phát. Nhưng mình muốn được học một cách chính thống bài bản hơn để có thể xây dựng một giáo trình về cờ vây cho Việt Nam. Đặc biệt là trẻ em sẽ được học nhiều hơn, vì dù sao đây cũng là một trong những môn trí tuệ nhất thế giới. Dự định trước mắt của Linh là hoàn thành 2 năm học tại Hàn Quốc rồi ở lại một thời gian để tích lũy thêm kinh nghiệm rồi mới trở về nước thực hiện các kế hoạch tiếp theo của mình.
“Em mong muốn tương lai cờ vây Việt Nam sẽ phát triển theo hướng bài bản hơn. Không chỉ thế, mình còn muốn cờ vây Việt Nam sẽ là cầu nối với cờ vây thế giới”, Linh tâm sự.
“Khó khăn duy nhất của cờ vây đó là thời gian em học chơi thì không có nhiều cơ sở hay câu lạc bộ hướng dẫn, các tài liệu sách báo liên quan đến cờ vây cũng hiếm ở Việt Nam nên mình chỉ có thể học từ các anh chị đi trước hoặc tìm tài liệu viết bằng tiếng Anh trên mạng”, Linh cho biết thêm. Vừa nâng niu viên cờ trên tay, Linh vừa hồi tưởng lại khoảng thời gian đẹp đẽ bên những bàn cờ, những giây phút tỷ cờ với các tiền bối nghẹt thở nhưng không kém phần vui vẻ.
Hành trình đến với học bổng đặc biệt
Với việc thi đỗ vào ĐH Ngoại thương Hà Nội, Lê Kiều Khánh Linh lại càng có thêm điều kiện để có thể tiếp tục học nâng cao hơn khả năng cờ vây của bản thân. Vẫn giữ nguyên tắc từ nhỏ, không được để ảnh hưởng đến việc học, Linh càng được gia đình ủng hộ hơn. Giữ vững sức học trong suốt 4 năm đại học không phải là chuyện dễ dàng gì, đặc biệt là ở một ngôi trường đại học có tiếng như Ngoại thương.
Để làm được điều đó, Linh cũng phải cố gắng rất nhiều, cô tự đặt ra nguyên tắc cho bản thân là phải hoàn thành việc học trước khi muốn làm bất kỳ việc gì khác ngoài việc học, cờ vây cũng tương tự. “Nhiều lúc bài vở chưa xong nhưng thèm được chơi cờ, đi lung tung chụp ảnh lắm, nhưng nhớ đến thỏa thuận với cha mẹ khiến em lại cố “nhịn” để học cho bằng xong mới được đi”, Linh bộc bạch.
Với việc giữ vững được tinh thần học, vừa qua Linh đã tốt nghiệp tại trường ĐH Ngoại thương với khóa luận đạt loại A cùng danh hiệu sinh viên Giỏi toàn khóa. Ngay khi vừa tốt nghiệp, gia đình cũng đã có ý định hướng cho Linh một vài vị trí công việc phù hợp với chuyên ngành học.
Tuy nhiên, với bản tính tự lập và có phần quyết đoán, Linh muốn được tự thân vận động tìm kiếm cơ hội cho mình. Khoảng đầu năm 2016, Linh được một người bạn giới thiệu có một học bổng đào tạo Thạc sỹ về chuyên ngành Cờ vây học tại Hàn Quốc, Linh lập tức nắm lấy cơ hội, trực tiếp liên lạc với trường để xin học bổng.
“Lúc đó em có gửi E-mail sang cho cô giáo bên trường, nhưng mất khoảng 10 ngày không có hồi âm, những tưởng là trượt rồi. Trong lúc đang buồn ghê gớm thì lại nhận được hồi âm từ cô”. Giáo viên đề nghị Linh gửi sơ yếu lý lịch bản thân và một kế hoạch học tập nghiêm túc để nộp lên trường xem xét. Linh đã mất một thời gian khá dài để hoàn thành kế hoạch học tập và gửi sang trường.
Với nền tảng hơn 1 năm học tiếng Hàn Quốc cùng với hoạt động sôi nổi tại Câu lạc bộ Cờ vây Việt - Hàn, đi kèm với rất nhiều thành tích thi đấu, Kiều Khánh Linh đã được đồng ý cấp học bổng tại trường Đại học Myongji (Hàn Quốc) chuyên ngành Cờ vây học, đào tạo trình độ Thạc sỹ, học bổng trị giá 30.000 USD cho 4 kỳ học. Tính từ lúc liên lạc đến lúc nhận được học bổng, Linh đã mất tổng cộng 4 tháng ròng rã.
Nhận được tin đã trúng học bổng vào khoảng tháng 5-2016 khi Linh đang làm khóa luận tốt nghiệp. Vui mừng khôn siết khi cố gắng được đền đáp nhưng Linh vẫn gắng sức hoàn thành khóa luận với kết quả tốt.
Khi cô thông báo với gia đình về việc sẽ đi học cao hơn, xa hơn với cờ vây thì gia đình lại hoàn toàn ủng hộ cô. Mỗi năm trường Đại học Myongji cấp rất ít học bổng dành cho các sinh viên nước ngoài, tuy nhiên, trong lịch sử của trường Linh là nữ sinh người Việt Nam đầu tiên được nhận học bổng này.
Hi vọng về cờ vây Việt Nam
Trong suốt thời gian sống cùng cờ vây, Linh đã có bảng thành tích khá ấn tượng khi liên tiếp tham gia 3 giải quốc gia và một giải quốc tế về môn cờ vây. Tại giải cờ vây quốc gia năm 2013, Linh đã giành được vị trí thứ 9, tuy đây chưa phải là thứ hạng cao nhưng lại có dấu mốc quan trọng đối với cô.
Linh cho biết, hiện nay cờ vây tại Việt Nam vẫn đang có sự phát triển khá tốt khi ngày càng nhiều người yêu thích và theo học môn thể thao trí tuệ này. Tuy nhiên, sự phát triển vẫn chưa đồng đều khi tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Huế, Đà Nẵng…
Ngay tại Hà Nội hiện nay tuy nói là mạnh nhưng số câu lạc bộ cũng chưa thực sự nhiều, cờ vây chưa có sự phổ biến rộng rãi như cờ vua hay cờ tướng. Sự thiếu hụt tài liệu và thầy dạy có lẽ là một trong những nguyên nhân chính.
Bản thân Linh sau khi học cơ bản 3 năm thì bắt đầu đứng lớp dạy cấp bắt đầu cho các học viên mới, còn các lớp cao cấp hơn thì do các đàn anh đi trước dạy, thậm chí có cả giáo viên người Hàn Quốc dạy. Trước đó, Linh cùng các đàn anh cũng có những hoạt động cụ thể để phổ biến cờ vây như lớp cờ miễn phí hay các workshop giới thiệu…
Khi nhận được học bổng này, Kiều Khánh Linh tự ý thức được rằng mình sẽ tiếp cận với quốc gia phát triển nhất nhì về cờ vây, cô mong muốn góp chút sức cho công việc phổ biến cờ vây tại Việt Nam - “Cờ vây Việt Nam vẫn đang phát triển một cách tự phát. Nhưng mình muốn được học một cách chính thống bài bản hơn để có thể xây dựng một giáo trình về cờ vây cho Việt Nam. Đặc biệt là trẻ em sẽ được học nhiều hơn, vì dù sao đây cũng là một trong những môn trí tuệ nhất thế giới. Dự định trước mắt của Linh là hoàn thành 2 năm học tại Hàn Quốc rồi ở lại một thời gian để tích lũy thêm kinh nghiệm rồi mới trở về nước thực hiện các kế hoạch tiếp theo của mình.
“Em mong muốn tương lai cờ vây Việt Nam sẽ phát triển theo hướng bài bản hơn. Không chỉ thế, mình còn muốn cờ vây Việt Nam sẽ là cầu nối với cờ vây thế giới”, Linh tâm sự.
Theo An Ninh Thủ Đô
No comments
Post a Comment