Thursday, August 11, 2016

Hứa Ngân Xuyên tiên thắng Triệu Quốc Vinh

Giải cá nhân toàn Trung Quốc năm 1994 (Quảng Đông)Hứa Ngân Xuyên tiên thắng(Hắc Long Giang) Triệu Quốc Vinh Ngày chơi: 15-10-1994 - Thể... thumbnail 1 summary
Giải cá nhân toàn Trung Quốc năm 1994
(Quảng Đông)Hứa Ngân Xuyên tiên thắng(Hắc Long Giang) Triệu Quốc Vinh
Ngày chơi: 15-10-1994 - Thể loại: Cờ tiêu chuẩn

Tự chiến bình: Hứa Ngân Xuyên
Quá ham tấn công, lo cái này mất cái khác

Lại nói giải kỳ vương bất động sản Gia Phong được tổ chức vào tháng 6 xong thì khoảng thời gian sau đó không còn giải nào, như thế cũng vừa hay để bế môn luyện kiếm, chuẩn bị cho cuộc tỷ võ lớn hàng năm vào tháng 10.

Tôi hiểu rõ là việc đoạt giải quán quân năm rồi chỉ là do cực kỳ may mắn. Sức cờ của tôi lúc đó so với các vị quán quân vẫn còn cách một khoảng kha khá. Cái tôi hơn họ chỉ là ở ý chí mạnh mẽ của tuổi trẻ và thái độ coi thường của mọi người mà thôi.

Nhưng bây giờ, mọi người đều rất quan tâm đến các ván đấu của tôi, tôi đã không còn được như năm trước, cứ ngồi chờ người ta lao lên tấn công trước, còn mình ngồi chờ sơ sót là chộp. Vì thế người ta thường nói "Đoạt quán dịch, bảo quán nan" ý là "Lấy quán quân thì dễ, bảo vệ quán quân mới khó" chính là ý như thế. Cho dù là vậy, tôi vẫn tràn đầy sự tin tưởng sẽ bảo vệ được ngôi vương.Trước khi vào giải, tôi đã phân tích và định ra đối sách riêng cho từng người trong danh sách các đối thủ nặng ký, phải nói là có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Vừa vào trận tôi đã giành được chiến thắng đầu tay trước vị tiểu tướng của Tứ Xuyên là Trần Ngư. Đánh xong 6 vòng, tôi đạt được chiến tích 3 thắng, 3 hòa nằm trong top đầu. Ai ngờ, đến trận thứ 7, đấu với tiểu tướng Hồ Bắc là Lý Tuyết Tùng, quá ham tấn công, đáng hòa lại không chịu hòa nên ngã ngựa. Đây quả là bài học kinh nghiệm sâu sắc, ngoại trừ vì lý do kỹ thuật, nguyên nhân chủ yếu là do quá ham thắng dẫn đến mất đi sự điềm tĩnh cần có nên thất bại.

Tô Đông Pha có câu thơ: "Thắng phụ chích cung nghi nhất tiếu, nhân sinh như thử huống thu bình" ý là "Thắng hay bại chỉ để mỉm cười, nhân sinh còn như thế huống chi là cuộc cờ". Nếu mà tôi có thể hiểu được ý cảnh của câu này sớm một chút thì hay biết mấy. Cũng vì thua hết 1 ván quan trọng nên tuy tôi đã cố gắng đuổi rát theo, 6 vòng sau có được thành tích cũng tốt là 3 thắng, 3 hòa nhưng chỉ đạt được vị trí thứ 4. Vị trí quán quân đã để cho vị Cát Lâm Đào Hán Minh không có gì nổi bật trước giải đoạt mất. Lữ Khâm và Vu Ấu Hoa lần lượt chiếm á quân và quý quân. Tôi nghĩ là tâm tư bình ổn, thủ chắc rồi phản kích là bảo bối đã giúp Đào Hán Minh đoạt cúp.

Triệu Quốc Vinh vs Hứa Ngân Xuyên

Dưới đây xin giới thiệu ván cờ tôi đấu với Triệu Quốc Vinh ở vòng cuối cùng. Lúc này Triệu được 8.5 điểm phải thắng mới có hi vọng đoạt được cúp còn tôi thì được 8 điểm, phải thắng mới được vào top 4. Trong hoàn cảnh đó,hai bên đương nhiên là phải dốc toàn lực ra đánh. Ván cờ phải nói là rất hấp dẫn.

1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 C7.1

Ủi chốt lên để thông mã là biến hóa mà bên Hậu cũng thường lựa chọn. So với nước ...X9.1 thì vẫn giữ lại lựa chọn linh hoạt cho con Xe trái. Nếu như bên Tiên đi X2.4 X9-8, X2-6 M2.3, M8.7, X8.8 bên Hậu khai cuộc khá hài lòng.

4. M8.7 M2.3 5. C7.1 X1.1 6. P8.1

Để chống lại nước hoành Xe phải, nước này của bên Tiên vừa có thể bình vào uy hiếp đường 3 bên Hậu, lại vừa thuận lợi để ra con Xe trái, kiềm chế cánh phải khá yếu của bên Hậu. Còn nếu đổi thành P8-9 thì Hậu sẽ đi ...P2.4, bên Tiên sẽ hơi khó ra quân. Đương nhiên cũng có người chọn P8.2 X1-4, C3.1 X4.3, M3.4 X4.3, X9.2 C7.1, M4.3 C7.1, S4.5 X4.1 lại là một đường công thủ khác.

6. ... X1-4 7. P8-7 T3.1 8. X9-8 X9.1 9. X2.4 X9-6 10. S6.5 X6.7

Xe hông lao nhanh lên, nước cờ hung hãn. Thực sự theo hình thế trước mắt mà nói thì tên đã lắp, cung đã giương không thể không bắn. Nếu đổi thành ...X4.5, P7.3 X6.5, P5-6 bên Tiên có kết cấu trận hình rất tốt vẫn giữ được nước tiên.

11. P5-6 X4.5 12. P7.3 P2.4 13. C7.1

Bỏ chốt 7 lấy đường cho con Mã tiến lên là chiêu mà Vạn Xuân Lâm lúc đánh với tôi trong giải giao hữu giữa hai đội Quảng Đông-Thượng Hải sáng tạo. Lúc đó tôi đã đi ...M7.6, M7.8 X4/1, X2-6 M6.4, M8/6 bên Đỏ chiếm ưu.

13. ... T1.3 14. M7.8 P2-5 15. P6-5 X4/3 16. M3.5 P5.4 17. X2.3 M3/5 18. X8.3 M7.6 19. X8-7

Sau một hồi tranh đấu, bên Hậu tuy là đã tiêu diệt được con Chốt qua sông của bên Tiên, đồng thời vào được Pháo đầu, Xe kẹp hai bên hông phải nói là rất có uy thế. Nhưng cũng cần phải nhìn nhận là các quân lớn của bên Tiên cũng rất cơ động mà con Mã nằm giữa cung của bên Hậu lúc này là nhược điểm lớn nhất trong trận của bên Hậu. Lúc này bên Tiên nếu nắm chắc được thời cơ, phát động tấn công đi X8-5 M6.5, P7-5 M5.6, X2-7 bên Tiên bỏ quân giành được thế, rất có triển vọng. Như hình, do tôi nhất thời đi nhầm nước yếu làm mất đi cơ hội.

19. ... T7.5

Thời cơ chỉ thoáng qua là mất, giờ bên Hậu đã lên được Tượng giữa, trận thế đã trở nên vững chải.

20. X2/3 M5.7

Có lẽ do việc đánh giá hình thế hiện tại quá lạc quan, cũng có thể là do quá mong muốn chiến thắng mà Triệu đại sư đã bỏ mặc con Tượng trên cao bị bắt để tung Mã ra đánh. Nước cờ mạnh mẽ nhưng thiếu sự khách quan cần có, không bằng đi ...T3/1 quan sát thêm chút nữa thì hay hơn.

21. X7.2 C7.1

Bỏ Chốt để chặn đứng con Xe của tiên nhưng dẫu sao cái giá phải trả cũng khá lớn, không bằng đi ...X4.5 hay hơn.

22. X2-3 X4.5 23. X7-6 X4-3 24. T7.9 S4.5 25. X6/3 X6-7 26. T3.1 X7-8 27. X3-4 X8.1 28. Tg5-6 X3-5 29. P7/6 (Ảnh)

Kéo Pháo trở về cứu giá, lúc này khói lửa chiến tranh đã tan hết. Trong khi đó chủ lực bên Hậu đi quá sâu vào trận địa địch, phòng thủ yếu ớt, đã thấy khó có đường công thủ vẹn toàn. Xem ra nước thứ 26 bên Hậu nên đổi thành ...M6.7 thì không cần phải lo lắng gì.


29. ... X5-3 30. M8.6 P5/2 31. P5.4 X3/4 32. M6/7 M7.5 33. P7.5 P5-4 34. M7.6 M5.6 35. P7-4 M6/4 36. X6.3

Đến đây, bên Tiên ăn hơn quân thắng chắc.

Nhìn lại toàn bàn, bên Hậu thất bại là do quá miễn cưỡng tấn công. Vì thế lão Tử có câu: "Thiên chi đạo, tổn hữu dư nhi bổ bất túc" ý là "Đạo của trời đất là lấy chỗ dư dả mà bổ sung vào chỗ thiếu" quả thật là chí lý.




No comments

Post a Comment