Sunday, July 24, 2016

Nguyên lý trung cuộc trong cờ tướng

Nguyên lý trung cục Nguyên tắc 1: Phân tích toàn diện tình thế ván cờ Nguyên tắc hàng đầu khi chơi trung cục là phải biết phân tích... thumbnail 1 summary
Nguyên lý trung cục

Nguyên tắc 1: Phân tích toàn diện tình thế ván cờ

Nguyên tắc hàng đầu khi chơi trung cục là phải biết phân tích cục diện ván cờ Cần phân tích về lực lượng, bố trí lực lượng, về thế, về quân. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tóm tắt là “thẩm cục, thẩm thế, thẩm tử”.

Các bạn thực hiện “thẩm” như sau: đếm số quân hai bên, xét vị trí quân xem ai chiếm vị tốt hơn, ước lượng xem ai kiểm soát nhiều vị trí hơn, xem chỗ yếu chỗ mạnh của cả hai bên, xác định xem bên nào chủ động, chiếm tiên. Tiếp đó bạn đề ra cách chơi tiếp, sau mỗi nước lại phải đánh giá như trên.

Với các bạn mới học chơi cờ quá trình này hay mắc lỗi “không toàn diện”. Có nghĩa là bạn chỉ chú ý vào một khu vực nào đấy chứ không nhìn toàn bàn. Như vậy rất dễ mắc lỗi sót nước, “hút cục” và rất dễ bị “phản đòn”.

Phân tích đúng, nhận định đúng là điều kiện tiên quyết để chơi trung cục đúng đắn, giữ vững ưu thế giành thắng lợi.

Nguyên tắc 2: Tích cực giành quyền chủ động với đối phương

Khi thế cờ bị kém thì cần làm gì? Bạn cần chơi “tích cực chủ động”, giành giật từng cơ hội nhỏ để khống chế cục bộ.

Nếu chỉ đơn thuần “đỡ” thì bạn dễ bị ép, mỗi lúc mỗi kém. Phải nghĩ tới nước “đánh” buộc đối phương phải điều chỉnh cục thế, từ đó tiến tới điều khiển xu hướng phát triển của ván cờ

Nguyên tắc 3: Giữ vững nước tiên.

Ông Hà Tả Phong trong bài giảng của mình gọi đầy đủ là “đắc tử thất tiên phi thượng sách” (được quân mà mất nước tiên thì không phải là nước đi hay nhất).

Nên chú ý: cân nhắc giữa “quân” và “nước tiên” thì nên chọn nước tiên”. Có nước tiên bạn có thể từng bước chuyển thế trận và lấy lại quân. Còn nếu đã mất nước tiên rất dễ mất quân, kém thế dẫn đến thua cờ.

Nguyên tắc 4: Đánh trúng điểm yếu

Các nhà nghiên cứu cờ thường nêu nguyên tắc này bằng một câu đầy hình ảnh là “đánh rắn dập đầu”. Nếu đánh rắn không “dập đầu” thì rất dễ bị rắn cắn lại. Đánh không trúng điểm yếu của đối phương rất dễ bị “phản đòn”. Đánh càng mạnh, đòn phản càng nhanh. Muốn tìm ra điểm yếu bạn phải phân tích kỹ cục thế (thẩm cục, thẩm thế, thẩm quân); từ đó thấy rõ đâu là điểm yếu, rồi xây dựng phương án tấn công. Chú ý xét hết các khả năng đối phó của đối phương để không bị bất ngờ. Xin nhắc các bạn rằng trình độ cờ cao hay thấp thực chất chính là ở khả năng đọc thấy “điểm yếu” của đối phương. Ai sớm thấy “điểm yếu” của đối phương, người đó sẽ thắng cờ.


No comments

Post a Comment