Trung cục qua các sách cờ
Trung cục được tổng kết từ lâu trong các sách cờ. Các tác giả thông qua kinh nghiệm của thời đại mình tổng kết thành các nguyên tắc lớn. Có nhiều nguyên tắc đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Thời Nam Tống, nhà nghiên cứu Trần Nguyên Tịnh đã tổng kết Tượng kỳ thập quyết (10 bí quyết chơi cờ) trong tác phẩm “Sự lâm quảng ký” rất có giá trị. Mười nguyên tắc đó là:
Nhập giới nghi hoãn (vượt biên phải chậm rãi)
Công bỉ cố ngã (đánh người phải nhìn mình)
Khí tử tranh tiên (Nên bỏ quân lấy nước tiên)
Xá tiểu tụ đại (Bỏ cái nhỏ lấy cái lớn)
Phòng nguy tu khí (bỏ quân cứu nguy)
Thận vật dục tốc (Thận trọng không vội)
Động tu tương ứng (điều quân có phối hợp)
Bị cường tự bảo (đối phương mạnh thì phải biết tự bảo vệ)
Ngã nhược thủ hòa (ta yếu thì cố gắng hòa)
Các danh thủ Lê Uy Vệ, Nguyễn tấn Thọ cũng tổng kết năm nguyên tắc chơi cờ trong quyển “Cờ tướng – Những vấn đề cơ bản”như sau:
Trước hết cần đoạt nước tiên, sau đó giành hơn quân, hơn thế.
Không có khả năng đoạt tiên đoạt thế, nhất thiết không thí quân.
Quân đối phương hết đường chạy cũng không vội ăn
Thấy đối phương thí quân phải xem xét thật kỹ, không tham ăn quân, có khi “mang vạ”
.Thế mình chưa vững, đừng vội đánh người.
Tổng kết kinh nghiệm chơi trung cục xưa và nay, nhóm tác giả Trần Tấn Mỹ, Phạm Tấn Hoà, Lê Thiên Vị, Quách Anh Tú đưa ra mục tiêu giai đoạn trung cục là tranh tiên, giành thế chủ động thông qua ba biện pháp: đuổi quân, hãm quân, chặn nước tiến quân đối phương; dồn ép từng bước, làm rối loạn nước đi, thế đứng của đối phương; tập trung bảo vệ chỗ yếu của mình, tinh tế phát hiện chỗ yếu của đối phương để khoét sâu, buộc đối phương rút về chống đỡ.
Cờ Tướng Trung Quốc hiện nay có rất nhiều sách hướng dẫn chơi trung cục như Tượng kỳ chiến thuật, Tượng kỳ trung cục chỉ nam…
No comments
Post a Comment