Cẩm Nang Du Lịch Đà Nẵng - Đỉnh Bàn Cờ.
Tại sao trên đỉnh Sơn Trà lại có bàn cờ?.
Tại sao đánh cờ chỉ có 1 người đánh?, người kia đâu?.
( Bàn Cờ - Đà Nẵng )
Có phải cảnh ở đây đẹp đến nỗi một ông Tiên phải thua trận trong sự luyến tiếc và tức giận như vậy không?.
Đó là vào khoảng tháng 4 năm 2013, chúng tôi cũng không nhớ rõ nữa. Trong một lần những đứa bạn trong nhóm hỏi đố nhau những câu hỏi về Đỉnh bàn Cờ và chúng tôi tranh luận, không ai chịu nghe ai. Cuối cùng để giải quyết câu hỏi đó chúng tôi quyết định sau chuyến du lịch tắm biển tại Tiên Sa rồi tiếp tục chạy xe máy lên đỉnh núi Sơn Trà. Mục đích của chúng tôi là để được 1 lần được xem Tiên ông đánh cờ phong thái có giống người trần đánh không, có hấp dẫn hơn không, có giống như những truyền thuyết hấp dẫn mà người dân Đà Nẵng vẫn hay truyền tai nhau không, và để tìm những đáp án giải thích cho các câu hỏi của các bạn trong nhóm.
Quả thật rất bất ngờ!...
Đường lên Đỉnh tuy có hơi khó khăn nhưng đổi lại chúng tôi được chiêm ngưỡng nhưng cảnh đẹp nằm ngoài tưởng tượng. Ở nhiều góc nhìn khác nhau ta sẽ thấy Thành phố Đà Nẵng hiện ra với vẽ đẹp muôn sắc màu, như thể bức tranh Đà Nẵng được hiện ra với nhiều bút vẽ khác nhau của nhiều họa sĩ, và đương nhiên chúng có những nét riêng khác nhau. Chúng tôi đến đây khi trời cũng đã chiều tối, khi mà xa xa Thành phố cũng lấp ló những ánh đèn bật vội, thấy lung linh và rất nổi bật. Cảnh quan Thành phố như được thu nhỏ lại trong tầm mắt. Thấy nó thật nhỏ bé và xinh xắn hoàn toàn đối nghịch với cảnh thực tại.
Đến đây, ngồi trước bàn cờ ta như đang đứng trước cảnh những làn mây bay ngang qua đầu, những chú chim hạc bay lượn xung quanh như trong những truyền thuyết, điện ảnh...
Không nói vòng vo cảnh hậu trường nữa, chúng ta tập trung vào tiêu điểm của ngày hôm đó nào. Trước mắt tôi là một bức tượng một ông già ( là Ông Đế Thích - trong truyền thuyết ) đang ngồi trầm ngâm suy nghĩ trước bàn cờ với 6 con cờ trên bàn nữa thôi, trận đấu đã diễn ra rất nhiều ngày rồi, theo tôi đoán thì hình như bàn cờ đã đến những phút cuối của trận đấu, hay cũng có thể đã kết thúc trận đấu. Tôi đoán hay ông là ông Tiên trong truyền thuyết mà mọi người vẫn kể nhỉ?. Ông là người thắng kia?. Hay là ông đang ngồi luyến tiếc trong phút lơ là của trận đấu để rồi nhận phần là kẻ thất bại. Theo Tôi nghĩ chắc có lẽ kẻ thắng cuộc. Nếu là người thắng cuộc thì ông Tiên đang ngồi đây chờ để thách thức những đối thủ khác, và những con cờ đang bày trên bàn như để minh chứng một điều ông là người thắng cuộc. Nếu bạn muốn mình là người đối thủ tiếp theo thì hãy đến đây. Theo giả thiết còn lại thì cũng có thể ông là người thua trận, vì những người thua thường ngồi đăm chiêu như thế, ngồi để xem và suy nghĩ nguyên nhân mình thua. Vì phút giây đắm đuối nhìn những nàng Tiên sa xuống tắm dưới bãi biển, hay cũng có thể là bãi biển ở đây cũng đẹp không kém những nàng Tiên Sa đó để rồi ván cờ như đã có lời giải trở nên thành Vô phương hóa giải. Nếu ai đã một lần đến đây, đứng ở vị trí này, trong thời điểm đó cũng dễ dàng thông cảm bởi một điều đơn giản là nơi đây quá đẹp. Đẹp đến mê hồn, đẹp đến "Tiên sa - Cờ lặn (từ sự tích một ông tiên đánh thua trận và không phục nên đã vội đá bàn cờ xuống biển - Mình tự bịa ra câu Cờ lặn nên bạn đọc đừng tưởng thật nha)" hehehe. Chém gió vậy thôi, nhưng mà đẹp thật. Đó là những quan sát cũng như quan điểm từ cá nhân mình. Còn như trong câu chuyện mà người dân Đà Nẵng thì người ngồi ở đó chính là "vua cờ - Đế Thích" đang ngồi suy nghĩ và hóa giải sự bế tắc trong ván cờ đó.
Tóm lại: Những sự tích chỉ mang tính hư cấu và như muốn thay lời cho vẽ đẹp nơi đây thôi. Bạn hãy một lần đến đây để thưởng thức trọn vẹn vẽ đẹp của nó.
Cuối cùng, sau khi chụp hình các kiểu chúng tôi lại quay về Thành phố với tâm trạng rất mãn nhãn vì trong chúng tôi ai nấy đều tự tưởng tượng ra câu trả lời cho riêng mình. Còn câu trả lời của Tôi thì như bài viết trên.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm
Thứ Tư, ngày 13 tháng 4 năm 2016
Tác giả : THANH NGUYỄN.
No comments
Post a Comment